IMO 2016
Ngày 11-07-2016
Bài 1. Tam giác BCF vuông tại B.A là một điểm trên
đường thẳng CF sao cho FA=FB,F nằm giữa A và C. Chọn điểm D sao cho
DA=DC và AC là phân giác của \angle DAB. Chọn điểm E sao cho
EA=ED và AD là phân giác của \angle EAC. M là trung điểm CF. X là
điểm thỏa mãn AMXE là hình bình hành. Chứng minh rằng BD, FX và ME đồng
quy.
Bài 2. Tìm tất cả các số tự nhiên n sao cho có thể điền
vào bảng ô vuông n\times n các chữ cái I, M và O theo quy tắc
- Mỗi hàng và mỗi cột I, M, O đều chiếm một phần ba số
ô được điền.
- Trong bất kì đường chéo nào, nếu số ô được điền là bội của
ba thì một phần ba trong số đó là I, một phần ba là M và một phần ba là
O.
Ghi chú. Các hàng và các cột của bảng n\times n được
đánh số từ 1 đến n theo thứ tự thông thường. Do đó mỗi ô đều tương ứng với
một cặp số tự nhiên (i,j) với 1\le i,j\le n. Với n>1, bảng có 4n-2
đường chéo được chia làm hai loại. Đường chéo loại 1 gồm các ô (i,j) mà i+j
là hằng số và đường chéo loại 2 gồm các ô (i,j) mà i-j là hằng số.
Bài 3. Cho P=A_1A_2\ldots A_k là một đa giác lồi
trong mặt phẳng. Các đỉnh A_1,A_2,\ldots A_k có tọa độ là các số nguyên và nằm
trên một đường tròn. Gọi S là diện tích của P. Một số tự nhiên n lẻ thỏa
mãn bình phương độ dài các cạnh của P đều chia hết cho n. Chứng minh rằng
2S là một số tự nhiên chia hết cho n
Bài 4. Một tập hợp các số nguyên dương được gọi
là tập hương nếu tập hợp đó có ít nhất 2 phần tử và mỗi phần tử của
nó đều có ước nguyên tố chung với ít nhất một trong các phần tử còn lại . Đặt P(n)=n^{2}+n+1. Hãy
tìm số nguyên dương b nhỏ nhất sao cho tồn tại số không âm a để
tập hợp \left \{ P(a+1);P(a+2);...;P(a+b) \right \} là tập
hương.
Bài 5. Người ta viết lên bảng phương trình:
(x-1)(x-2)(x-3)...(x-2016)=(x-1)(x-2)(x-3)...(x-2016)
với 2016 nhân tử bậc nhất ở mỗi vế. Hãy tìm số nguyên
dương k nhỏ nhất để có thể xóa đi k nhân tử trong số
4032 nhân tử nêu trên sao cho mỗi vế còn ít nhất một nhân tử và phương trình
thu được không có nghiệm thực.
Bài 6. Trong mặt phẳng, cho n\geq 2 đoạn thẳng
sao cho 2 đoạn thẳng bất kì cắt nhau tại một điểm nằm trên mỗi đoạn và không có
ba đoạn thẳng nào đồng quy.Với mỗi đoạn thẳng thầy Minh chọn một đầu mút của nó
rồi đặt lên đó một con ếch sao cho mặt con ếch hướng về đầu mút còn lại. Sau đó
thầy vỗ tay n-1 lần. Mỗi lần vỗ tay con ếch ngay lập tức nhảy đến
giao điểm gần nhất trên đoạn thẳng của nó. Tất cả những con ếch đều không thay
đổi hướng nhảy của mình trong toàn bộ quá trình nhảy. Thầy Minh muốn đặt
các con ếch sao cho sau mỗi lần vỗ tay không có hai con nào nhảy đến cùng một
điểm.
(a). Chứng minh rằng thầy Minh luôn thực hiện được ý định của
mình nếu n là số lẻ.
(b). Chứng minh rằng thầy Minh không thể thực hiện
được ý định của mình nếu nếu n là số chẵn.
Post a Comment